BQT 9Gate

Following: 20Follower: 34

Chê bai game khác có giúp cho Free Fire trở nên cao quý hơn?

19-07 15:16

Game thủ Free Fire nghĩ gì khi liên tục dìm hàng và cho rằng những tựa bom tấn như Call of Duty đều đạo nhái trò chơi thượng đẳng của họ?

Với lối chơi sinh tồn thú vị tập trung ở quy mô nhỏ hơn những chiến trường lớn của PUBG, Call of Duty… Free Fire là một trong những tựa game sinh tồn ăn khách nhất Việt Nam hiện tại. Tuy nhiên ấn tượng mà game thủ Free Fire để lại với cộng đồng lại không mấy đẹp đẽ khi liên tục dìm hàng chỉ trích những tựa game bắn súng sinh tồn khác như PUBG, Call of Duty… thậm chí những tựa game nhập vai chiến thuật tưởng chừng như không liên quan cũng liên tục nhận được bình luận “game nhái Free Fire”.

Free Fire là game sinh tồn độc đáo được phát triển bởi 11dots Studio và phát hành ở Việt Nam bởi Garena (chính vì thế nên tên đầy đủ của game ở Việt Nam là Garena Free Fire Battlegrounds). Với lối chơi sinh tồn khá tương đồng với PUBG, Fortnite Battle Royale… kết hợp với việc đơn giản hóa về đồ họa và đẩy nhanh tiết tấu trận chiến sinh tồn, Free Fire ngay lập tức trở thành hiện tượng khi thích nghi nhanh chóng với game thủ trẻ tại Việt Nam cũng như đối tượng nhân viên viên văn phòng.

Phát triển nhanh chóng trong giai đoạn đầu và dễ dàng lan tỏa với những giải đấu kết nối cộng đồng từ Garena, tuy nhiên cũng chính vào thời điểm quan trọng nhất, đại kình địch của Free Fire là PUBG Mobile chính thức cập bến Việt Nam và đầu quân cho nhà phát hành VNG. Bắt đầu từ lúc này mối lương duyên “minh thương, ám tiễn” giữa Free Fire và PUBG càng ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết, thậm chí ngọn lữa chiến tranh còn lan đến những tựa game không liên quan trong thời điểm hiện tại như Call of Duty: Mobile, LMHT…

Bình luận ngây ngô khiến cộng đồng khó chịu

Không chỉ bị cạnh tranh quyết liệt bởi PUBG Mobile, Garena Free Fire còn chịu áp lực không nhỏ từ Rules of Survivor và Call of Duty. Trước sức ép không nhỏ từ phía nhà phát hành cộng thêm việc Free Fire luôn bị so sánh về đồ họa cũng như lối chơi bởi game thủ PUBG Mobile, Call of Duty… game thủ Free Fire nhanh chóng đi tắt đón đầu với câu cửa miệng “game nhái Free Fire”. Câu nói đơn giản này nhanh chóng phát huy tác dụng bằng những bài phân tích phản biện dài 2, 3 trang giấy từ phía game thủ đang trải nghiệm những tựa game bị cho là “nhái”.

Tuy nhiên mất thời gian phân tích phản biện là thế nhưng sự thật thì nhận định “nhái” này cũng không thể tự hết mà ngược lại nó càng đi sâu hơn và thành trào lưu khá “biến thái” thậm chí ảnh hưởng những tựa game không liên quan trên PC như LMHT, Dota 2… Hãy cứ tưởng tượng bạn dang dâng trào cảm xúc khi xem stream giải đấu mà bất chợt lướt qua kênh chat coi thử người xem nói gì mà gặp ngay câu “game nhái Free Fire” thì có tụt hứng không chứ. Mà thậm chí nhiều game thủ lớn tuổi còn không biết Free Fire là game gì nữa đấy chứ.

Game thủ Free Fire cho rằng mình cao cấp hơn?

Ban đầu game thủ tỏ ra khá bức xúc với những nhận định này nhưng nhắc nhở thậm chí cấm hẳn tài khoản spam “game nhái Free Fire” thì lại có tài khoản khác thay thế. Lâu dần cộng đồng đành làm quen và cho rằng đây chỉ là trào lưu spam “sớm nở chóng tàn” của game thủ Free Fire nhưng thật sự thì game thủ Free Fire lại có cách nghĩ khác, thậm chí cho rằng game của minh “thượng đẳng” hơn những tựa game khác.

Cách nghĩ đó thể hiện rõ ở cách game thủ Free Fire bình luận ở những hội nhóm game offline lớn và buồn cười hơn khi câu phát ngôn này lại nhắm vào những tên tuổi có tuổi đời chục năm như CS:GO, Minecraft, Diablo… Thậm chí trào lưu này cũng phần nào lan tỏa sang người anh em Liên Quân Mobile khi game thủ tựa game này luôn nhắm vào LMHT và cho rằng tựa game hơn 10 năm tuổi của Riot Games là phiên bản đạo nhái của Liên Quân Mobile.

Biết đâu bất ngờ với hậu quả không ai ngờ

Mặc dù gợi lên tranh cãi và phó mặc sự đời nhưng xét tổng thể thì Free Fire vẫn được lợi khi không cần quảng bá mà cộng đồng vẫn biết đến game nhiều hơn, dễ thấy nhất là bất kỳ sản phẩm nào của game được cập nhật đều trở thành đề tài bàn tán đầu tiên. Thậm chí đến thời điểm hiện tại lời bài rap của Free Fire vẫn được trích dẫn và nhắc đến thường xuyên và thường được chế biến lại bởi cộng đồng.

Khi Galindo đến Việt Nam game thủ lấy ngay bài rap battle của Free Fire để chào đón

Tuy nhiên cái lợi đó lại thuộc về nhà phát hành còn với game thủ thì “lợi thì có lợi mà răng không còn” khi liên tục phải chịu nhiều tiếng xấu từ cộng đồng. Đặc biệt hậu quả của việc spam “game nhái Free Fire” vô tội vạ khiến cộng đồng game thủ mặc định nghĩ rằng Free Fire chỉ dành cho trẻ em và những game thủ Free Fire chân chính hoặc chơi nhiều tựa game càng tự ti hơn và không dám đặt Free Fire lên đầu đầy kiêu hãnh mỗi khi bạn bè hỏi “mày chơi game gì?”. Ngoài ra việc trở thành tâm điểm than phiền từ cộng đồng cũng mở ra cơ hội để những game thủ vốn không ưa Free Fire càng có dịp xả nỗi lòng khi mỉa mai không thương tiếc tựa game này với những cộng đồng khác.

Lời kết

“Con sâu làm rầu nồi canh” mặc dù gây ảnh hưởng đến những game thủ chân chính nhưng đáng buồn thay trào lưu biến thái này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại mà thậm chí càng ngày càng xuất hiện với tần suất lớn hơn với mục đích đổi trắng thay đen. Không ai vui vẻ gì khi tựa game yêu thích của mình bị đem ra so sánh và gán cho cái danh “đạo nhái” vậy thì cớ sao game thủ Free Fire không chọn cách khác để đem tới cái nhìn thiện cảm hơn với cộng đồng.

Free Fire Mobile

2.0
Garena | Đang hoạt động
Chém gió ...
Aa 0