BQT 9Gate

Following: 20Follower: 34

Luận bàn về câu chuyện truyền thông sản phẩm và thương hiệu của Nhà Phát Hành

26-03 15:22

Câu chuyện về thương hiệu và sản phẩm vốn dĩ là bài toán riêng của mỗi Nhà Phát Hành. Nhưng trong khuôn khổ bài viết này, 9Gate muốn đưa ra một vài luận điểm về các vấn đề và sự lãng phí xoay quanh câu chuyện này.

Trên thế giới, không thiếu các câu chuyện về thương hiệu của các Nhà Phát Hành, từ việc Tencent đã thâu tóm Riot Games như thế nào? Hay Nexon sắp ra mắt sản phẩm gì?... Tất cả các câu chuyện đó ngoài việc cung cấp thông tin cho người dùng tại thị trường bản địa thì nó cũng là dữ liệu vô cùng quan trọng đối với các đối tác nước ngoài khi muốn hợp tác và mở rộng thị trường.

Nhìn lại thị trường game Việt, có rất ít các bài viết cung cấp các nội dung tương tự như vậy. Một phần vì trong vài năm trở lại đây, mảng truyền thông, PR của các Nhà Phát Hành thường không được chú trọng. Mặt khác, vì quá tập chung mải mê vào việc truyền thông sản phẩm mà các Nhà Phát Hành cũng chưa đánh giá hết được tầm quan trọng của việc phát triển thương hiệu.

Thông thường, để phát triển được thương hiệu thì Nhà Phát Hành phải có một vài sản phẩm thực sự thành công và gây được nhiều tiếng vang. Ở Việt Nam không thiếu các Nhà Phát Hành có thể làm được điều đó nhưng tuyệt nhiên họ không hề có ý định làm việc này. Đó thực sự là một sự lãng phí trầm trọng không chỉ riêng với Nhà Phát Hành mà còn với sự phát triển chung của cả thị trường game.

Bởi với các bài viết về thương hiệu sẽ giúp cho game thủ có thể dễ dàng nhận dạng các sản phẩm khác đến từ Nhà Phát Hành mà họ đang yêu thích. Tránh việc nhầm lẫn với các sản phẩm của các Nhà Phát Hành khác cũng như bảo vệ thành quả mà Nhà Phát Hành đã đạt được từ trước đến nay.

Từng có một giai đoạn game thủ Tam Quốc Chiến đồng loạt tẩy chay các sản phẩm đến từ VTC mà không phân biệt được sản phẩm đó đến từ VTC Game hay VTC Mobile. Và điều này càng khó khăn hơn để phân biệt giữa các sản phẩm đến từ các trung tâm khác nhau của VTC Mobile.

Hay gần đây nhất, trong hội nhóm Nhất Kiếm Giang Hồ Mobile, từng có game thủ nghĩ tựa game này là của VNG thay vì Funtap vì mức độ nổi tiếng của nó. Con số đó có thể không nhiều nhưng chắc chắn cũng không phải là ít.

Nhìn rộng ra, nếu một bài viết truyền thông sản phẩm chỉ còn giá trị khi sản phẩm đó còn hoạt động thì với một bài viết thương hiệu sẽ còn giá trị đến chừng nào Nhà Phát Hành đó còn phát hành game.

Rõ ràng, với những lợi ích đến từ việc làm thương hiệu, các Nhà Phát Hành nên cân nhắc phương án để cân đối sự quan tâm của mình giữa hai vấn đề này.

Đó đơn giản là tiền đề cho sự phát triển bền vững của Nhà Phát Hành không chỉ riêng trên mảng phát hành game mà còn có thể mở rộng ra các mảng khác nữa.

Chém gió ...
Aa 0