Băng Vũ

Following: 0Follower: 0

Game mobile Việt và câu chuyện mang tên ‘chính chủ’

08-01 14:50

Người Việt rất sáng tạo trong việc kết hợp ngôn từ của ngành này sang một ngành khác mặc dù chẳng liên quan gì đến ngành nghề cần nói.

Không phải tự nhiên mà gần đây khái niệm game ‘chính chủ’ được nhắc nhiều như vậy khi thị trường bắt đầu có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các sản phẩm game cùng loại. Hãy cùng 9Gate bàn luận về vấn đề này nhé!

Khái niệm 'chính chủ' và cách đặt tên game

Xưa nay khái niệm 'chính chủ' hay được sử dụng trong lĩnh vực bất động sản và được hiểu là tài sản thuộc quyền sở hữu của một người nào đó và người đó có toàn quyền sử dụng hay mua bán tài sản đó.

Nhưng thật ‘may mắn’ là bây giờ các game thủ và người trong ngành game có thể tiếp cận được cụm từ ‘mà ai cũng thích’ này.

Câu chuyện bắt đầu từ việc đặt tên game nước ngoài khi đưa về Việt hóa, sẽ có những sản phẩm cùng thể loại phát hành trước và phát hành sau. Sản phẩm nào phát hành trước thì tốt rồi: Họ sẽ có quyền đặt tên theo ý họ muốn, có thể là theo tên gốc, có thể theo tên mà họ nghĩ sẽ hấp dẫn game thủ hơn. Nhưng cũng có nhà phát hành chọn cách đặt tên theo tên của sản phẩm khác sắp ra mắt nhằm tạo ưu thế cạnh tranh.

Những NPH sau không có cách nào khác đành phải đặt tên game khác kèm theo cụm từ game 'chính chủ' để khẳng định sản phẩm của mình. Từ đó cụm từ game 'chính chủ' đã được hình thành và sử dụng rộng rãi

Và các hệ lụy xoay quanh vấn đề đặt tên game

Việc đặt tên game một cách 'bừa bãi' đang gây ra các tác động xấu không nhỏ đến thị trường. Người bị ảnh hưởng đầu tiên chắc chắn là các nhà phát hành. Việc ra sau một sản phẩm cùng tên khác sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch marketting mà nhà phát hành đã đề ra sẵn. Họ sẽ phải lựa chọn giữa 2 quyết định: hoặc là đổi tên game và chạy marketting lại từ đầu. Hoặc giữ nguyên tên và chịu bất lợi hơn so với đối thủ.

Nhưng người chịu ảnh hưởng nhiều nhất vẫn là game thủ. Đôi khi họ không biết được đâu là sản phẩm mà họ muốn chơi khi thông tin game được đưa ra ở một số báo game nhiều khi còn không chính xác.

Một số game thủ khác muốn trải nghiệm trước game ở thị trường nước ngoài nhưng không có cách nào tìm kiếm được thông tin bởi vì trước khi về Việt Nam nó đã đổi tên khác rồi.

Nên hay không có quy chế hay quy định đặt tên game?

Nếu ai thường xuyên tiếp xúc với các tựa game nước ngoài, đặc biệt là các tựa game tại thị trường Trung Quốc sẽ nhận thấy một điều là có rất nhiều game tên rất dài hoặc chẳng có ý nghĩa gì.

Nhưng tại sao nhà phát hành vẫn giữ những cái tên 'khó hiểu' như thế? Theo quan điểm của 9gate nghĩ rằng: 'Nếu một sản phẩm thực sự tốt thì bản thân nó có thể tạo lên tên tuổi của chính nó thay vì coi tên game như một thước đo của sự thành công'.

Kết

Tất nhiên nếu các nhà phát hành vẫn 'kiên định' với cái tên mà mình muốn thì sẽ có nhiều việc cần làm hơn để game thủ có thể phân biệt sản phẩm đó với các sản phẩm khác....thay vì nhấn mạnh từ khóa 'chính chủ' để khẳng định cho sản phẩm của mình.

Chém gió ...
Aa 0